Cà phê nguyên hạt rang xay
Hotline : 0906564180 - 0979961821
VPGD: Tổ 7E, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
28A Tống Văn Hên, P.15, Q.Tân Bình, HCM
Tiếng Việt English
intro
Lời đầu tiên, Âu Lạc Coffee xin cảm ơn Quý khách hàng đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi trong suốt thời gian qua. Và Âu Lạc Coffee kính chúc Quý khách hàng ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn nữa.

Âu Lạc Coffee không ngừng nỗ lực sáng tạo, đổi mới tư duy, tìm hiểu và thấu hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị theo yêu cầu phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng.
Hình ảnhHình ảnh

Xuất khẩu cà phê 2015


Ngành cà phê Việt Nam đã trải qua một năm buồn cho cả nông dân và giới kinh doanh khi xuất khẩu giảm mạnh cả về lượng và giá. Từ cuối năm 2014, giá cà phê trên thị trường thế giới bắt đầu lao dốc. Phản ứng trước tín hiệu giá xuống, nông dân Việt Nam đã quyết định giữ lại cà phê để chờ giá lên. Nhưng giá không tăng trở lại và nông dân trồng cà phê phải chịu thiệt hại kép cả về giá lẫn lượng. Dù cầu đã vượt cung cà phê năm thứ 2 liên tiếp trên thị trường thế giới nhưng yếu tố tỷ giá và tồn kho cao tại cả nước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu đã duy trì giá cà phê ở mức thấp.
                         Nông dân làm cà phê xuất khẩu

Xuất khẩu cà phê 2015
Tính đến hết tháng 11/2015, theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 1,03 triệu tấn cà phê, tương đương 2,08 tỉ đô la Mỹ, giảm 23% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị trên hầu khắp các thị trường nhập khẩu lớn: Đức (-31% về lượng và -36% về giá trị), Mỹ (-15% về lượng và -21% về giá trị), Tây Ban Nha (-6% về lượng và -9% về giá trị), Israel (-18% về lượng và -23% về giá trị), Bỉ (-44% về lượng và -48% về giá trị).
Hầu hết kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường trên đều giảm so với trung bình cùng kỳ so sánh trong giai đoạn 2010-2014. Một số thị trường xuất khẩu lớn vẫn tăng trưởng so với trung bình giai đoạn 2010-2014 bao gồm: Tây Ban Nha, Israel, Nhật Bản, Nga, Algieri, Thái Lan.  
Trong khi đó, niên vụ 2014/15, mặc dù sản lượng cà phê tại Brazil, Indonesia giảm năm thứ 3 liên tiếp, nhưng đồng tiền các nước này giảm giá rất mạnh so với đô la Mỹ, kèm với sản lượng tăng năm thứ 3 liên tiếp tại Colombia và Ethiopia, đã mang lại cho thị trường thế giới nguồn cà phê giá rẻ dồi dào. El Nino tác động trái chiều lên các nước sản xuất cà phê lớn: Brazil chịu tác động mạnh và tiếp tục giảm sản lượng; trong khi sản lượng tăng tại Colombia nhờ thời tiết thuận lợi và hiệu ứng tích cực của chương trình tái canh cà phê của nước này.
Đồng thời, từ đầu năm 2014 đến nay, đồng real Brazil và peso Colombia đã giảm giá lần lượt 37% và 40% so với đô la Mỹ nên các nhà xuất khẩu cà phê hai nước này đồng loạt ồ ạt bán cà phê ra thị trường thế giới. Trong khi đó, đồng Việt Nam neo với đô la Mỹ ở biên độ hẹp khiến cà phê Viêt Nam khó cạnh tranh về giá không chỉ tại thị trường Mỹ mà đặc biệt là tại các thị trường nhập khẩu lớn có đồng tiền giảm giá so với đô la Mỹ như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Niềm tin cho ngành cà phê 2016
Một năm mới thường mang đến những hy vọng như lời chúc năm mới tốt hơn năm cũ. Các tổ chức nông nghiệp, tổ chức tài chính – ngân hàng lớn trên thế giới đều cho rằng thị trường cà phê năm 2016 sẽ có những cải thiện nhẹ so với năm 2015.
Cầu tăng là yếu tố đáng kể nhất sẽ nâng đỡ giá cà phê năm 2016, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi (Algieri, Úc, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukcraina) và các nước xuất khẩu cà phê lớn. Tại các thị trường truyền thống, nhập khẩu cà phê năm 2016 của EU được dự đoán tăng 400 ngàn bao, đạt mức kỷ lục 45,5 triệu bao; nhập khẩu của Mỹ cũng được dự báo tăng 500 ngàn bao lên mức 24 triệu bao. Tồn kho cà phê cuối năm 2016 của EU và Mỹ dự đoán không đổi so với năm 2015, lần lượt ở mức 12,5 triệu bao và 6,1 triệu bao (USDA, 12/2015).
Năm 2015, cầu vượt cung trong hai năm liên tiếp, tăng trưởng hàng năm đạt 2,4% trong giai đoạn 2011-2015 và xuất khẩu – tiêu dùng cà phê năm 2016 được dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục, đẩy tồn kho cà phê thế giới xuống mức 36,7 triệu bao.
Tuy vậy, cung cà phê năm 2016 được dự đoán tăng tại Colombia, Indonesia, Việt Nam sẽ đủ bù đắp sự sụt giảm sản lượng tại Brazil nên tiếp tục kìm giữ giá cà phê. Đồng real Brazil và peso Colombia duy trì ở mức rất thấp sẽ tiếp tục là áp lực lớn lên giá cà phê. IMF dự báo giá cà phê robusta (**) quý 1/2016 giảm xuống mức 69,7 xu Mỹ/cân Anh (cents/pound) trước khi tăng dần về cuối năm. Commerzbank dự báo trong ba tháng đầu năm 2016, giá cà phê arabica đạt 130 cents/pound và cà phê robusta đạt 1.600 đô la/tấn, giảm từ mức 1.750 đô la/tấn trong dự báo của ngân hàng này hồi tháng 10.
Như vậy, trước khi có những tín hiệu mới, thị trường cà phê được cho là sẽ tiếp tục duy trì ở mặt bằng giá thấp trong vài tháng tới dù thị trường cà phê cả năm 2016 dự đoán sẽ có cải thiện so với năm 2015.

Nguồn: Theo Sai Gon Times