Cà phê nguyên hạt rang xay
Hotline : 0906564180 - 0979961821
VPGD: Tổ 7E, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
28A Tống Văn Hên, P.15, Q.Tân Bình, HCM
Tiếng Việt English
intro
Lời đầu tiên, Âu Lạc Coffee xin cảm ơn Quý khách hàng đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi trong suốt thời gian qua. Và Âu Lạc Coffee kính chúc Quý khách hàng ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn nữa.

Âu Lạc Coffee không ngừng nỗ lực sáng tạo, đổi mới tư duy, tìm hiểu và thấu hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị theo yêu cầu phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng.
Hình ảnhHình ảnh

Cà phê mật ong


Đây là một kiểu chế biến cà phê khá mới mẻ trên thế giới. Phương pháp này cũng dễ gây hiểu nhầm cho nhiều người khi cho rằng có trộn mật ong vào hạt cà phê, thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp “mật ong” nằm trong việc chọn những quả cà phê chín mọng. Chúng tôi thực hiện điều này bằng cách đo hàm lượng đường (Độ Brix) của quả cà phê trong thời gian chín. Những quả cà phê được hái chín mỗi ngày và được bóc vỏ với chất nhầy của quả cà phê vẫn còn nguyên vẹn trên lớp vỏ thóc. Sau đó những hạt cà phê thóc này được xử lý bằng “phương pháp sinh học tự nhiên” trước khi được trải đều trên lên các giàn phơi bằng nắng tự nhiên. Các giàn phơi bằng tre cách mặt đất một khoảng cách nhất định, các giàn làm bằng lưới nhựa màu đen. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chu kỳ phơi khô thông thường mất khoảng 9 -12 ngày. Vào cuối giai đoạn này, độ ẩm trong hạt cà phê sẽ còn khoảng 11 - 12 %.
Phân loại quy trình mật ong (Honey Process): Dựa vào độ nhớt trên vỏ thóc mà người ta phân thành 4 loại phổ biến:
Mật ong trắng (White Honey): có 10% - 15% chất nhầy bám trên vỏ thóc.
Mật ong vàng (Yellow Honey): có 15% - 50% chất nhầy bám trên vỏ thóc.
Mật ong đỏ (Red Honey): có 50% - 90% chất nhầy bám trên vỏ thóc.
Mật ong đen (Black Honey): có 90% - 100% chất nhầy bám trên vỏ thóc.
                  Các mức độ sơ chế cà phê mật ong

Lợi ích thực sự của phương pháp mật ong là không cần nước trong quá trình chế biến. Vì thế có thể áp dụng ở những địa phương nào thiếu nước hơn là chế biến ướt cần rất nhiều nước.
Phương pháp này cũng có thể dễ dàng áp dụng ở vùng sâu vùng xa nơi mà việc vận chuyển về nơi chế biến khó khăn và xa cách. Việc chế biến ngay tại chỗ cũng có thể hạn chế việc cà phê bị lên men trong quá trình vận chuyển.
 Một lợi ích rất quan trọng của phương pháp này là yếu tố kinh tế. Chi phí để đầu tư chỉ để mua một máy xát vỏ duy nhất sẽ thấp hơn hẳn so với việc đầu tư một dây chuyền chế biến ướt. Hơn nữa, việc sử dụng giàn phơi cũng giúp tiết kiệm một lượng lớn điện và nhiên liệu hoá thạch so với việc sấy khô. Vì thế, đây là một kiểu chế biến cà phê thân thiện với môi trường nhất đến thời điểm hiện tại

Nguồn: Tổng hợp